Kỹ thuật xây dựng công trình – Kỹ thuật viên bê tông cốt thép
Công việc của bạn trong nghề này là gì?
Công việc của KTV bê tông cốt thép:
- Xây dựng kết cấu bê tông và bê tông cốt thép, ví dụ: cho cầu, hội trường và nhà cao tầng;
- Lắp ráp hoặc sản xuất ván khuôn và giàn giáo;
- Uốn cong và bện cốt thép;
- Lắp cốt thép vào cốp pha;
- Sản xuất hỗn hợp bê tông hoặc xử lý bê tông trộn sẵn;
- Tháo dỡ các cấu kiện bê tông đúc sẵn và kết cấu bê tông đặc.
Bạn học những gì trong quá trình đào tạo?
Trong đào tạo KTV bê tông cốt thép, bạn không chỉ làm việc với bê tông. Đặc biệt để làm cốp pha, bạn cũng phải cắt xẻ dầm gỗ hoặc cắt và nối các kết cấu thép lại với nhau. Ngoài ra bạn phải tháo lắp giàn giáo, ví dụ như để bảo vệ tường hoặc trần nhà, và chuẩn bị công trường xây dựng bằng cách thiết lập các hàng rào. Đôi khi trong công ty xây dựng bê tông và thép, bạn cũng sản xuất toàn bộ các thành phần bê tông, sau đó chúng được vận chuyển với cần cẩu tải. Ngoài ra, bạn xây lắp các vật liệu cách điện, ví dụ như cách nhiệt hoặc cách âm. Dù bạn thực hiện công việc nào, bạn luôn làm việc theo các bản vẽ và kế hoạch.
Bạn sẽ làm việc tại đâu?
Những doanh nghiệp đào tạo nghề:
Kỹ thuật viên bê tông sẽ làm việc tại:
- Xí nghiệp sản xuất thành phẩm xây dựng,
- Xí nghiệp thi công cầu và đường hầm,
- Xí nghiệp sản xuất thành phẩm bê tông.
Địa điểm học và làm việc
Kỹ thuật viên bê tông học và làm việc chủ yếu tại:
- Các xí nghiệp đào tạo (các xưởng thủ công và công nghiệp): Các công trường, nhà xưởng xây thô,
- Các trung tâm đào tạo và các trường nghề, lớp học,
- Một phần của đào tạo nghề nằm trong các trung tâm đào tạo liên kết.
Khóa đào tạo nghề của bạn kéo dài bao lâu?
Khóa đào tạo nghề kéo dài 36 tháng, thường bắt đầu vào 01/09 của năm học. Nếu bắt đầu sớm hơn thời gian đào tạo có thể được kéo dài hơn.
Bạn phải đáp ứng đủ những điều kiện gì?
Bạn phải…
- Ít nhất là 19 tuổi, nhưng không quá 25 tuổi,
- Có sức khỏe tốt và được rèn luyện thể lực tốt,
- Có tính độc lập cao,
- Sẵn sàng sống và làm việc nhiều năm tại nước ngoài,
Bạn phải có…
- Bằng tốt nghiệp trung học phổ thông loại khá giỏi,
- Hoàn thành kỳ thực tập nhiều tuần với kết quả tích cực trong nghề sẽ được đào tao.
Điều kiện cần thiết …
Để một khóa đào tạo nghề thành công cần những kiến thức cơ bản từ trường phổ thông trong các môn học cơ bản cho nghề này. Trong quá trình học nghề những kiến thức này sẽ tiếp tục được dạy chuyên sâu và nâng cao
Toán học:
Tính toán nhu cầu vật liệu xây dựng, tính toán các diện tích bề mặt và tính toán các số liệu cần thiết đòi hỏi kiến thức vững vàng trong môn toán.
Công nghệ/ Kỹ thuật:
Kinh nghiệm trong lĩnh vực Công nghệ và kỹ thuật sẽ giúp bạn dễ dàng thực hiện công việc với các công cụ và máy móc trong xây dựng. Các kiến thức trong vẽ kỹ thuật giúp bạn mô tả các cấu kiện xây dựng qua sơ đồ cũng như đọc các bản vẽ xây dựng.
Vật lý:
Kỹ thuật viên bê tông cần có những kiến thức vật lý, ví dụ như để có thể đánh giá được đúng các đặc điểm của vật liệu và hiệu ứng của các lực và các lực nâng.
Bạn được trả trợ cấp nghề thế nào trong thời gian học hệ cao đẳng nghề?
Liên hệ ngay với SHB để biết chi tiết về trợ cấp hàng tháng nhé. Đảm bảo đủ chỉ phí cho bạn, nếu bạn chi tiêu tiết kiệm còn có thể để giành được khoảng tiền lớn trong suốt 3-3,5 năm học nghề.
Bạn có những triển vọng gì sau khi tốt nghiệp đào tạo nghề?
Sau khi tốt nghiệp bằng kỹ thuật xây dựng, trước hết bạn sẽ làm việc tại những doanh nghiệp ngành xây dựng.
Qua những khóa học bồi dưỡng nghiệp vụ thích nghi với thị trường công việc bạn có thể tiếp tục nâng cao và mở rộng trình độ kiến thức của mình. Trường hợp doanh nghiệp chủ quản của bạn nhận thấy tiềm năng cần thiết và sự phấn đấu tích cực của bạn, họ có thể đảm nhiệm những chi phí bồi dưỡng nghiệp vụ cho bạn.
Bạn có thể tiếp tục học nâng cao nghiệp vụ của mình như thế nào?
Đào tạo nghiệp vụ nâng cao giúp bạn tiến xa hơn trong nghề nghiệp và có thể đảm nhiệm các vị trí lãnh đạo. Mục tiêu trước mắt sẽ là học lấy bằng Kỹ thuật viên tại trưởng cao đẳng nghề, ngành Kỹ thuật viên xây dựng và Kỹ thuật viên bê tông. Nếu bạn đủ điều kiện vào đại học bạn cũng có thể học đại học lấy bằng cử nhân kỹ sư xây dựng.
Lương khởi điểm khi bạn ra nghề là bao nhiêu?
Tổng số tiền lương của một năm gồm cả thuế lương có thể lên tới 33.600 €. Kể từ 2019 bạn có thể chắc chắn sẽ được trả lương với mức tối thiểu là 12,20 € cho 1 giờ làm việc. Nhưng nếu bạn đã có nhiều kinh nghiệm nghề nghiệp và có trình độ đáp ứng được yêu cầu thì trong quá trình làm việc bạn sẽ được trả lương cao hơn. Ví dụ như sau một số năm làm việc bạn có thể được tiếp tục được đào tạo thành Kỹ thuật viên chính hoặc quản đốc một phân xưởng và sẽ nhận lương trung bình một năm khoảng 40.800 €. Nếu sau đó bạn quyết định tiếp tục học nâng cao lấy bằng Kỹ thuật viên trưởng bạn sẽ nhận lương trung bình một năm khoảng 42.000 € chưa trừ thuế. Mức lương cao nhất của một Kỹ thuật viên trưởng nghề xây dựng có thể lên đến 60.000 € một năm. Như vậy với sự chăm chỉ và tích cực phấn đấu bạn có cơ hội nhận lương cao gấp đôi lương trung bình. Về nguyên tắc đây không chỉ là vấn đề tiền, mà trước hết là bạn hài lòng với công việc của mình và nó đem lại cho bạn định hướng cho tương lai.
Thế nào là lương/trợ cấp nghề trước thuế (brutto) và sau thuế (netto)?
Chương trình học nghề của bạn đã bắt đầu và bạn rất hồi hộp chờ đợi tiền trợ cấp nghề đầu tiên của mình. Nhưng bạn đừng ngạc nhiên số tiền nhận vào tay khác với con số mức trợ cấp nghề đã ghi trên hợp đồng. Bởi vì là một nhân viên lao động bạn có trách nhiệm chuyển một phần thuế từ tiền trợ cấp nghề của mình cho nhà nước. Ngoài ra còn phải trả các khoản khác nhau nữa vào hệ thống bảo hiểm xã hội.
Những khoản chuyển vào hệ thống bảo hiểm xã hội bao gồm bảo hiểm hưu trí bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm dưỡng lão. Số tiền trợ cấp nghề sau khi trừ thuế trợ cấp nghề chính là trợ cấp nghề netto của bạn.
Tóm lại trợ cấp nghề brutto trừ đi các khoản thuế và đóng góp vào bảo hiểm xã hội còn lại trợ cấp nghề netto. Khoản tiền này thực sự được trả vào tài khoản của bạn.
Ngoài ra doanh nghiệp của bạn còn phải trả một khoản hệt như của bạn vào quỹ bảo hiểm xã hội cho bạn nữa.
Những đóng góp vào quỹ bảo hiểm xã hội này chính là làm lợi cho bạn bởi nó được trả vào các quỹ bảo hiểm và các quỹ khác nhau cho bạn. Điều đó có nghĩa là: mỗi khi bạn ốm bạn không phải trả các phí tổn bác sỹ và phí tổn điều trị cho mình, ngoài ra sau này về già, bạn lại được trả một khoản tiền hưu trí nhất định.
Chúng tôi đã đánh thức được mối quan tâm của bạn chưa và bạn có muốn biết thêm thông tin gì khác nữa không?
Nếu vậy bạn hãy liên lạc với chúng tôi!
Hotline (028) 6 276 0276 – 033 676 0276