Bạn đang chuẩn bị cho kỳ thi tiếng Đức B1 để du học nghề Đức. Bạn chưa biết những kinh nghiệm để cải thiện khả năng làm bài thi và đạt kết quả cao? Trong bài viết này, SHB sẽ chia sẻ một số mẹo ôn thi cũng như gợi ý những chiến lược quan trọng để giúp bạn đạt được thành tích cao trong kỳ thi này. Chúng tôi sẽ hướng dẫn tất tần tật cách nâng cao kỹ năng nghe, đọc, viết và nói tiếng Đức, cùng với những bí quyết làm quen với cấu trúc đề thi và tăng cường vốn từ vựng.
- Trình độ B1 tiếng Đức
Trình độ B1 trong tiếng Đức là cấp độ được sử dụng để đánh giá khả năng sử dụng ngôn ngữ theo Hệ Tham chiếu quy chuẩn của châu Âu. Hệ tham chiếu này bao gồm 6 trình độ: A1, A2, B1, B2, C1, C2. Người đạt được trình độ B1 sẽ có khả năng giao tiếp với người bản địa trong các điều kiện hạn chế sau:
- Hiểu được các nội dung chính hay ý chính của những văn bản về các chủ đề quen thuộc trong cuộc sống như: gia đình, công việc, học tập,…
- Xử lý được những tình huống khi đến nơi toàn sử dụng tiếng Đức.
- Viết được những đoạn văn bản hay bài văn đơn giản, mạch lạc từ ngữ về các chủ đề quen thuộc, phổ biến.
- Có thể diễn đạt, giải thích ngắn gọn được những câu chuyện, trải nghiệm bản thân, mong ước, hành động cũng như ý kiến cá nhân.
Trình độ B1 đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển khả năng sử dụng tiếng Đức, mở ra nhiều cơ hội giao tiếp và học tập trong môi trường ngôn ngữ này.
- Những chứng chỉ tiếng Đức được công nhận hiện nay
Chứng chỉ B1 tiếng Đức là yêu cầu và điều kiện tối thiểu để bạn có thể đặt chân đến nước Đức học tập và làm việc. Để chứng minh trình độ tiếng Đức bạn cần trình chứng chỉ ngoại ngữ do một cơ sở tổ chức thi được cấp phép theo tiêu chuẩn của Hiệp hội khảo thí ngôn ngữ châu Âu (ALTE: Association of Language Testers in Europe) cấp. Những chứng chỉ ngoại ngữ được công nhận hiện nay là:
- a) Chứng chỉ ngoại ngữ của Viện Goethe e.V.
- b) Chứng chỉ ngoại ngữ của telc GmbH.
- c) Chứng chỉ ngoại ngữ của Áo (ÖSD).
- d) Chứng chỉ “TestDaF” của Viện TestDaF e.V. (Viện Đại học từ xa Hagen và Đại học Ruhr Bochum, chỉ kiểm tra trình độ từ bậc B2 GER).
- e) Chứng chỉ ngoại ngữ ECL
- Bằng B1 tiếng Đức có giá trị trong bao lâu?
Giá trị của bằng B1 tiếng Đức là không thời hạn. Tuy nhiên, một số nơi sẽ yêu cầu bạn là bằng B1 không được quá 2 năm. Khi bạn thực hiện thủ tục xin cấp thị thực chứng chỉ tiếng Đức phải được cấp trong vòng 12 tháng gần nhất tính đến thời điểm nộp hồ sơ.
- Phương pháp chuẩn bị trước khi thi B1
Để đạt kết quả cao trong kỳ thi B1 tiếng Đức, thí sinh cần có kế hoạch ôn luyện từng kỹ năng: Nghe, Nói, Đọc và Viết. Tùy vào từng đơn vị thi mà bạn chọn Goethe, Telc, ÖSD, TestDaF hay ECL mà sẽ có cấu trúc bài thi khác nhau, cho các nhu cầu, đối tượng, hoàn cảnh khác nhau.
Bạn nên tìm hiểu về tất cả mọi hình thức thi để đưa ra quyết định đúng đắn về thời gian lẫn tài chính. Việc chuẩn bị cho kì thi B1 tiếng Đức là rất quan trọng từ lúc bắt đầu cho đến lúc tiến hành thi. Quá trình này bắt đầu từ ngày đầu tiên học tiếng Đức đến những giai đoạn cuối cùng sát ngày thi.
Sự bền bỉ, chăm chỉ, chịu khó trong suốt quá trình dài, cộng với chiến lược học tập, luyện đề hợp lý, khoa học sẽ mang đến kết quả tốt. Bạn có thể áp dụng các phương pháp học tập và rèn luyện cụ thể theo các gợi ý sau đây:
4.1 Trước khi thi 1 tháng
Khoảng thời gian này, bạn không nên cố gắng nhồi nhét thêm kiến thức mới mà là nên tổng hợp lại tất cả các kiến thức mà mình học được và làm quen với cấu trúc các đề thi. Một cấu trúc đề thi tiếng Đức sẽ gồm có 4 phần: nghe, nói, đọc, viết. Và mỗi phần sẽ có hình thức thi và cách chấm điểm khác nhau. Do đó, đòi hỏi người học phải có phương pháp ôn luyện cho từng phần.
- Đối với phần đọc
Bài thi đọc sẽ bao gồm 4 bài thi. Vì vậy, bạn cần có nhiều kỹ năng để có thể hoàn thành tốt phần thi của mình. Bí quyết để vượt qua bài thi này chính là hãy học thuộc các Nomen Verb có trong giáo trình. Vì hầu như tất cả bài thi đều xuất hiện phần này.
- Đối với phần nghe
Trong phần này gồm có hai bài thi, bài đầu tiên chiếm 10/25 điểm và bài thứ 2 chiếm khoảng 15/25 điểm. Đặc điểm phần thi là video sẽ phát một lần duy nhất, nên để đạt kết quả tốt các bạn phải thật tập trung và phản ứng nhanh.
Vào bài thi thứ 2 sẽ là một bài interview, được phát hai lần và chọn đáp án chính xác nhất. Để đạt kết quả cao, bạn cần phải luyện nghe một cách thường xuyên.
- Đối với phần thi viết
Phần thi này sẽ giúp bạn gỡ điểm cho các phần thi trước đó. Vì vậy, cần tập trung ôn tập để tăng cao mức điểm cho mình. Thi viết cũng gồm hai bài, đầu tiên sẽ có dạng viết thư, bài thứ hai sẽ là dạng sửa lỗi sai.
Về bài thi thứ nhất, bạn cần tập trung vào các form viết như trong giáo trình và tập viết nhiều lần. Lối văn càng trôi chảy bài thi càng được điểm cao.
Còn về bài thi thứ hai, bạn cần phải nắm vững grammatik. Ngữ pháp sẽ quyết định điểm số của bạn.
- Đối với phần thi nói
Phần thi nói rất quan trọng giúp quyết định kết quả thi của các bạn. Bạn phải đạt từ 15 điểm trở lên để được công nhận đỗ trong kỳ thi. Vì vậy cần phải luyện nói thật nhiều trước khi bắt đầu kỳ thi.
Cũng tương tự các bài thi khác, phần thi nói gồm hai phần. Một bài nói về chủ đề có sẵn, một bài nói theo sự hiểu biết của bản thân. Để đạt được điểm cao trong phần này đòi hỏi các bạn phải nói nhanh, nói trôi chảy. Bí quyết dành cho các bạn mà phải chuẩn bị thật nhiều ý tưởng cho mình để không bị chết thời gian khi thuyết trình.
Đừng quên nắm rõ cấu trúc của đề thi để dễ dàng hơn và biết mình phải dành thời gian nhiều cho phần nào nhé! Hơn nữa, những mẫu câu, chủ đề thường hay ra thi nhất, các nội dung và tình huống hay được yêu cầu nhiều thì cũng nên chú ý ôn luyện.
4.2. Trước khi thi 1 tuần
Thời gian này thì bạn nên để tinh thần thoải mái, thư giãn, phân bổ thời gian ôn tập phù hợp. Không nên quá căng thẳng, nhồi nhét kiến thức. Khi giải đề, có câu nào không hiểu thì bạn nên hỏi ngay, hiểu sâu để nhớ lâu hơn.
4.3. Trước khi thi 1 ngày
Trước khi thi 1 ngày thì bạn không nên học gì cả. Ngày này bạn nên thư giãn, nghỉ ngơi, ăn uống hợp lý để đi thi thôi. Nên giải trí, có sự thoải mái và không nên căng thẳng nhé!
- Mẹo ôn thi B1 tiếng Đức hiệu quả đạt kết quả cao trong kỳ thi
Để đạt kết quả cao trong kỳ thi B1 tiếng Đức, bạn hãy ghi nhớ những kinh nghiệm quan trọng dưới đây. Sử dụng những gợi ý này trong quá trình học và ôn luyện sẽ giúp bạn xây dựng nền tảng kiến thức vững chắc, từ đó tự tin đối mặt với kỳ thi B1.
- Nắm vững cấu trúc và yêu cầu của kỳ thi
Điều này sẽ giúp bạn biết được những kỹ năng và kiến thức cần thiết để đạt được điểm cao trong kỳ thi B1 tiếng Đức.
- Lập kế hoạch học tập và ôn luyện
Hãy tạo ra một kế hoạch học tập và ôn luyện có hệ thống. Việc đó bao gồm phân bổ thời gian cho mỗi kỹ năng, đặt mục tiêu ngắn hạn và dài hạn, và lên lịch học tập đều đặn.
- Sử dụng tài liệu ôn luyện phù hợp
Chọn những tài liệu ôn luyện phù hợp với trình độ B1 tiếng Đức, như sách giáo khoa, tài liệu luyện thi, và các ứng dụng học tiếng Đức trên điện thoại.
- Luyện tập các kỹ năng hàng ngày
Theo kinh nghiệm thi B1 tiếng Đức, học viên tại S20 chia sẻ thì nghe là kỹ năng cực kỳ khó. Bạn nên luyện nghe mỗi ngày theo các chủ đề và tập nghe theo từng đoạn nhỏ trong các cuộc hội thoại.
Để cải thiện kỹ năng nói, hãy tập trung ôn luyện theo các chủ đề mà giáo viên luyện thi đưa ra hàng ngày. Ngoài ra, khi có thời gian rảnh rỗi ở nhà, bạn cần luyện nói liên tục để rèn kỹ năng phát âm chuẩn và ghi nhớ từ vựng lâu hơn.
Để nâng cao kỹ năng đọc, hãy đọc các bài trong giáo trình và cả nhiều loại sách tiếng Đức khác nhau. Điều này giúp bạn làm quen với nhiều cấu trúc câu, mở rộng từ vựng và rèn luyện kỹ năng đọc lướt, đọc chuyên sâu.
Với kỹ năng viết, quan trọng bạn phải biết sử dụng ngữ pháp chính xác trong mỗi câu văn để chuẩn bị cho phần thi viết B1. Khi tham gia ôn luyện tại các trung tâm, giáo viên sẽ hướng dẫn về các đề tài thường gặp trong bài thi. Bạn nên dựa vào đó để xây dựng một dàn ý và viết bài một cách xuất sắc hơn.
- Tìm người cùng ôn luyện
Nếu có một người bạn đồng hành cùng trình độ hoặc giỏi hơn để luyện thi B1 tiếng Đức. Bạn sẽ có động lực học tập và quá trình ôn luyện cũng trở nên hiệu quả hơn. Bạn có thể cùng nhau trao đổi, thảo luận và hỗ trợ nhau trong suốt thời gian học tập.
- Luyện thi tại trung tâm
Nếu bạn chưa có một người đồng hành hoặc không tự tin để ôn luyện B1 tại nhà, bạn có thể tham gia các khóa ôn thi B1 tiếng Đức. Thông thường khi chọn các trung tâm học tiếng bạn nên lựa chọn những đơn vị tổ chức chính thức các kỳ thi tiếng Đức. Điều này sẽ giúp bạn thuận lợi hơn trong việc nắm bắt và luyện thi, cũng như tiết kiệm thời gian tìm trung tâm thi.
SHB là một trong những đơn vị được cấp phép tổ chức kỳ thi chứng chỉ quốc tế tiếng Đức Telc B1 tại TP.HCM. Với ưu điểm các kỳ thi được tổ chức liên tiếp trong năm, trung bình từ 8 – 10 kỳ, mỗi kỳ thi cách nhau từ 6 – 8 tuần, tạo điều kiện cho các bạn thí sinh lựa chọn thời gian thi phù hợp.
SHB cũng tổ chức những khóa luyện thi dành cho các bạn học viên nhằm đánh giá khả năng và đảm bảo kết quả thi. Giáo trình ôn luyện tại SHB được thiết kế độc quyền, đảm bảo bám sát cấu trúc đề thi của kỳ thi tiếng Đức B1. Nhằm trang bị toàn diện kiến thức và kỹ năng làm bài giúp bạn đạt điểm số cao trong kỳ thi.
Bạn sẽ được hướng dẫn tận tình với đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm, đã từng học tập và làm việc tại Đức trong nhiều năm.
- Các lưu ý khi thi trình độ B1 tiếng Đức
Để đạt kết quả cao trong kỳ thi B1 tiếng Đức, hãy ghi nhớ một số lưu ý quan trọng khi đi thi. Đây là những kinh nghiệm hữu ích giúp bạn tự tin chinh phục cả 4 phần thi Nghe, Nói, Đọc và Viết.
- Khi đi thi B1 tiếng Đức, bạn phải mang theo passport để được vào phòng thi. Bạn chỉ được phép mang duy nhất passport vào phòng thi, những thứ không liên quan không được mang vào và giám thị sẽ cung cấp cho bạn giấy và bút làm bài.
- Lưu ý, bạn nên đánh đúng mã đề thi vì mỗi thí sinh sẽ có một mã đề riêng. Nếu đánh sai mã đề có thể khiến bạn bị thiệt thòi trong việc chấm điểm hoặc thậm chí mất điểm toàn bộ phần thi đó.
Trên đây là những kinh nghiệm thi B1 tiếng Đức mà bạn cần bỏ túi để có sự chuẩn bị chu đáo trước khi bước vào kỳ thi B1 tiếng Đức quan trọng. Chúc bạn ôn luyện hiệu quả và đạt kết quả tốt trong kỳ thi này.